WWW.HAISANTUYPHONG.COM chuyên cung cấp hải sản cho nhà hàng quán nhậu 0908.338.913 | Email: nhuttran913@gmail.com

  • "Vỗ béo" tôm bằng hóa chất là nỗi ám ảnh của nhiều bà nội trợ


. Theo một người chuyên bỏ mối thủy sản cho các chợ đầu mối ở Hà Nội cho biết: ngay từ giai đoạn con giống, tôm cá đã được “tắm” cơ man các loại hóa chất vượt mức cho phép, từ thức ăn đến thuốc chữa bệnh. Trong quá trình nuôi, chúng tiếp tục được “bồi bổ” bằng thuốc tăng trọng giúp lớn nhanh như thổi.  Con tôm sau khi được bơm tạp chất có thành phần chủ yếu là bột agar (bột rau câu) và một số hóa chất, tôm sẽ phình to, bóng mướt, tăng trọng hơn. Lúc này người bán sẽ mang ướp nước đá ngay, đợi cho đủ số lượng rồi mới đem đổ mối cho các nơi. Các chất cấm thường được sử dụng bơm vào tôm là bột rau câu, tinh bột, chất CMC (một chất ổn định dùng trong thực phẩm để kiểm soát độ nhớt của thủy, hải sản). Khi bơm vào tôm, tỷ lệ này chiếm từ 15 - 30% trọng lượng tôm. Cứ 1kg tôm sú, sau khi bơm “no” tạp chất có thể đạt trọng lượng đến tận 1,25kg.

  • Bơm gạch cho cua


hải sản bẩn như thế nào

Những con cua biển cũng bị “vật ngửa” ra để bơm gạch giả vào mai cua. Chất liệu làm giả gạch cua giả gồm lòng đỏ trứng vịt, pha bột mỳ, trộn với chất bảo quản có thành phần phoócmôn có thể giữ được một số ngày trong mai mà không chảy, không phân hủy, không biến màu và con cua không chết.


Tại Vũng Tàu, những con cua ghẹ yếu, gãy càng, rụng mai, thậm chí đã chết sẽ được bỏ mối cho các hàng rong. Chỉ cần qua bàn tay “chữa trị” tài tình của người bán, đám ghẹ “thương binh”, “ngất xỉu” này sẽ trở nên tươi rói bóng bẩy như chưa hề chết.  Những con cua, ghẹ chết sẽ được gắn lại càng và chân, sau đó ngâm vào thứ nước là hỗn hợp nước, hàn the và bột ngọt, bột mì có màu đục nhờ nhờ. Trong quá trình ngâm, thỉnh thoảng người chế biến còn cho vào nước một chất phụ gia hóa học đựng trong gói nhỏ nhàu nát không rõ nhãn mác.



  • Tẩy trắng mực ôi bằng hóa chất


Công an phường Yên Phụ cùng Công an quận Tây Hồ đã bất ngờ tiến hành kiểm tra xưởng của bà Đỗ Thị Lan tại ngõ 76 đường An Dương. Cảnh sát đã bắt quả tang việc ngâm tẩm, tẩy trắng mực ôi thối tại cơ sở này. Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện hơn 400kg mực ôi đen đang được các công nhân chia nhỏ, đổ tràn lan ra nền xi măng bẩn để chuẩn bị ngâm vào các thùng nhựa đựng hóa chất. Ngoài ra, một số lượng mực lớn đã được tẩy trắng đựng trong các thùng phuy nhựa nổi váng bọt và bốc mùi hôi tanh. Toàn bộ nhà xưởng đều rất tạm bợ, ngay gần nơi để mực là khu vực nuôi nhốt gia cầm, cống rác. Bà Lan cho hay, số mực trên đã được đưa từ Hải Phòng về Hà Nội rồi được tẩy trắng trước khi đưa đi tiêu thụ.Để “né” lực lượng chức năng, chủ cơ sở này đã thuê khoảng đất trống ngoài ven bãi sông Hồng dựng “xưởng” để chế biến. 

------------

Thông thường, Lan mua mực ôi thiu với giá khoảng từ 15-17 nghìn đồng/kg, sau đó dùng các loại dung dịch tự tạo ngâm tẩy trắng tinh bán ra thị trường với giá từ 50-60 nghìn đồng/kg. Mỗi ngày cơ sở này cho ra thị trường khoảng từ 3- 5 tạ mực “thành phẩm”. Cá quả lậu tiêm thuốc mê Đại diện Trạm Kiểm soát liên hợp Bến tàu Dân Tiến (Quảng Ninh) cho biết, hầu như tháng nào cũng phát hiện, bắt giữ vài ba vụ vận chuyển hải sản bẩn nhập lậu từ Trung Quốc. Đáng nói, ở hầu hết các lô hàng cá quả Trung Quốc khi bị phát hiện, cá đều trong tình trạng “lờ đờ ngủ đông”.

  Theo lý giải từ một số lái xe, có tình trạng này là do cá được tiêm thuốc mê, giúp cá sống được lâu hơn, khi vận chuyển từ biên giới về đến các tỉnh tiêu thụ không bị chết. Thông tin này khiến hàng triệu người tiêu dùng lo lắng về vấn đề ATTP. Trước tình trạng thủy hải sản nhập lậu từ Trung Quốc “hoành hành”, Bộ NN&PTNT đã yêu cầu cơ quan chuyên môn kiểm tra. Theo đó, Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (Bộ NN&PTNT) đã lấy mẫu phân tích một số loại thủy sản nhập lậu.  Kết quả kiểm nghiệm đã phát hiện 4 mẫu trong đó 1 mẫu cá tầm, 1 mẫu cá trê nhiễm hóa chất cấm Leuco Malachite Green và 2 mẫu cá quả nhiễm kháng sinh cấm AOZ. Đây là 2 loại hóa chất và kháng sinh đã bị cấm sử dụng tại Việt Nam từ năm 2007. Con người nếu ăn nhiều cá nhiễm các chất này sẽ gây nhờn kháng sinh, các bệnh về gan, thận và bệnh nan y nên từ trước năm 2007, thế giới đã cấm và loại chúng ra khỏi danh mục được phép sử dụng.

(theo báo đời sống pháp luật )

Hải sản tẩy bằng hóa chất, thùng hóa chất tận dụng đựng gạo nước… cho đến bạch tuộc, sâm Ngọc linh bị làm giả… khiến cho người tiêu dùng sống trong lo sợ.

hải sản độc hại làm như thế nào

Tuần qua, rộ lên thông tin nhờ áp dụng công nghệ tẩm đạm mà hải sản có thể tươi cả tuần và những con bạch thuộc, mực đen thui chỉ trong vòng 30 phút đồng hồ ngâm thuốc tẩy javel sẽ trắng nõn nà đang được giới kinh doanh hải sản áp dụng khá rộng rãi. Không chỉ vậy, một số tàu đánh bắt hải sản cũng thường đem theo đạm urea để ướp cá.

Thực tế, việc giữ hải sản tươi bằng uree và tẩy trắng bằng hóa chất đã có từ lậu và bị phát hiện rất nhiều nhưng chưa hề giảm. ThS. Lê Thanh Hải, Khoa Công nghệ sau thu hoạch đại học Hùng Vương TP.HCM cho biết: “Nếu urea tích lũy ở thận dưới dạng tinh thể gây sạn thận, hoặc đi vào chu trình thải đạm amoni của thận gây độc cho tế bào thận gây viêm cầu thận thì javel phá hủy tế bào người, làm rối loạn trao đổi chất, khó tiêu, stress, lão hóa các tế bào dẫn đến cơ thể già nhanh, nghiêm trọng có thể làm rối loạn các gen tế bào, gây ung thư...”.

Đầu năm 2013, tiểu thương tại chợ Bến Đình (TP Vũng Tàu) cũng từng tiết lộ rằng, hầu hết các loại cá tại chợ này đều đã được tẩm ướp đạm urea hai lần trước khi đem ra chợ bán. Nếu ế, tiểu thương còn phải ngâm thêm một lần nữa để bảo đảm hải sản tươi đến hôm sau. Các loại mực, bạch tuộc muốn tẩy trắng, tiểu thương ở chợ này cũng phải ngâm qua thuốc tẩy.

Cuối năm 2010, qua kiểm tra 6 mẫu cá (lấy tại chợ Đông Tác và chợ Phú Lâm, TP Tuy Hòa), Trung tâm Kiểm nghiệm dược phẩm - mỹ phẩm - thực phẩm Phú Yên đã tìm thấy 4 mẫu có nhiễm phân urê với hàm lượng khá cao.
Nóng: Sâm giả, táo Tàu mang mác Mỹ

Bạch tuộc nghi làm giả: Anh Võ Văn Hưởng (Bến Cát, Bình Dương) được bạn tặng 2 kg bạch tuộc mới mua từ chợ Thủ Dầu Một. Tuy nhiên, khi dùng dao cắt bạch tuộc thì phát hiện có dấu hiệu khác thường, chúng rất dai, đưa lên mũi ngửi cũng không thấy có mùi tanh như loài bạch tuộc thông thường. Sau đó, anh Hưởng cắt bạch tuộc để nướng cũng không thấy có mùi vị gì cả, chỉ co nhúm lại như một cục cao su.
hải sản bẩn đang đầu độc người việt như thế nào